Bài viết mới

Cách chăm sóc nhím kiểng phần 3 ( phần cuối ) – Vậy là chúng tôi đã tổn hợp tất cả những tài liệu cơ bản để quý bạn có thể tự chăm sóc cho mình 1 chú nhím đúng cách từ A – Z. Lưu ý những trường hợp đặc biệt sẽ phải cần đến chăm sóc chữa trị chuyên nghiệp tại cơ sở thú y.

I. Giới Thiệu:
Nhím cảnh hay được gọi với tên khoa học là hedgehog. Chúng là loài vật rất khỏe mạnh sạch sẽ và rất dễ thích nghi trong mọi môi trường sống. Nhím kiểng có bản năng sinh tồn và cơ thể chúng có khả năng đề kháng cao với nhiều bệnh dịch do virus, vi trùng… Tuy nhiên động vật hay ở con người thì không tránh khỏi bị ốm do các bệnh thông thường như: Cảm cúm sổ mũi, táo bón, tiêu chảy, ngứa do da nhạy cảm…

II. Cách chăm sóc nhím kiểng khi bị các bệnh thông thường:

1. Nhím bị sổ mũi:

Ở Miền Bắc khí hậu có 4 mùa vì vậy không khí giao mùa sẽ làm thay đổi môi trường và nhiệt độ đột ngột nhím rất dễ bị sổ mũi do 2 nguyên nhân:

– Sổ mũi hắt xì 1 vài ngày đầu tiên do chưa quen thời tiết, sau vài ngày sẽ tự hết.

– Sổ mũi hắt xì do bị cảm vì thay đổi thời tiết: Trường hợp này đòi hỏi người nuôi cần phải quan sát chặt chẽ hơn. Bệnh này rất dễ chữa nhưng ko chữa nhanh nhím có thể chết. Nhím bị cảm sẽ hắt xì liên tục ở vài ngày đầu tiên nhím vẫn sẽ ăn uống bình thường chạy nhảy linh hoạt. Nhưng sau đó chúng sẽ có biểu hiện yếu dần, di chuyển lừ đừ mệt mỏi bỏ ăn, hắt xì càng lúc càng nhiều rồi kiệt sức sau 1 tuần và chết.

– Cách Chữa:

Ngay khi phát hiện bệnh, bạn nên mua ngay thuốc cảm cúm dành cho trẻ em ở các hiệu thuốc như: Decolgen, tiffy …. trong chai ở dạng siro trẻ em cho dễ uống nhé. Sau đó pha thật loãng ước lượng: 1 thìa siro = 80ml nước. chia ra 5ml cho vào lọ thuốc nhỏ mắt, một ngày cho uống 2 lần sau khi ăn. Thuốc phải uống sau khi ăn vì vậy chữa trị trước khi nhím đến giai đoạn bỏ ăn.

Quan sát 1 ngày đầu tiên nếu các bé hắt xì nhiều hơn chân tay vẫn lạnh mà ko giảm hãy pha thuốc đặc hơn khoảng 2 thìa siro và chỉ điều trị trong 2 ngày liên tục, không quá 3 ngày. Trong thời gian điều trị bạn mua những thức ăn các bé thích để kích thích thèm ăn tăng cường dinh dưỡng để hiệu quả việc điều trị (ví dụ: Sâu worm).

– Lưu ý: Nhím hedgehog rất sợ lạnh nên mùa đông ở Miền Bắc bạn cần mua đèn sưởi để tránh nhím bị cảm lạnh hoặc có thể chết luôn vì lạnh sau 1 đêm. Bạn có thể tự thắp bóng đèn 10 -40W trên chuồng nhím để sưởi và tiết kiệm chi phí.

2. Nhím bị táo bón:

– Do chế độ dinh dưỡng trong thức ăn quá nhiều đạm, thiếu vitamin và chất sơ nên chức năng tiêu hóa của nhím bị suy giảm. Bạn nên cho nhím ăn thêm rau củ quả như carot và các loại rau củ chín để phòng tránh.

– Cách chữa:
Mua gói bột dinh dưỡng vitamin và chất sơ dành cho trẻ em tại các hiệu thuốc tây. Bạn nhớ hỏi kĩ người bán về tính năng của thuốc chỉ bao gồm dinh dưỡng vitamin và chất sơ cần thiết dành cho trẻ em bị táo bón ngoài ra thuốc không có thêm thành phần gây phản ứng nào khác. Sau đó chia tỉ lệ phù hợp với kích thước cơ thể của bé hòa tan vào bình nước và cho chúng uống thay nước lọc trong khoảng 2 ngày.

– Lưu ý: pha thuốc thật loãng nhím mới chịu uống, nếu ngày hôm sau bình nước chưa hết bạn nên đổ đi và thay thuốc mới để đảm bảo vệ sinh.

3. Nhím bị ngứa gãi nhiều, chảy máu ngoài da:

– Do lâu ngày không tắm, bị ve bọ cắn nhiều hoặc tắm bằng các loại sữa tắm có chứa hóa chất, da nhím cảnh rất nhạy cảm vì vậy trong môi trường nuôi nhốt phải rất sạch sẽ. Nếu bạn tự ý sử dụng các loại sữa tắm thông dụng mà không nghiên cứu cẩn thận sẽ làm kích ứng ngoài da của bé, lúc đó trên da bé sẽ bong vảy trắng rất nhiều hoặc nứt nẻ và chảy máu. Nên thay chuồng thường xuyên để nhím không bị ngứa.

– Cách chữa:
Sử dụng nước muối sinh lí có bán tại các hiệu thuốc tây ( đây là nước muối loãng ), sử dụng trực tiếp khi tắm không cần pha với nước. Hiệu quả cao da nhím phục hồi rất nhanh, có thể tiêu diệt 1 số loại ve, bọ. Nếu nhím đang bị chảy máu thì nước muối sẽ làm vết thương đó khô lại trong vài giờ. Sau khi tắm bằng nước muối nếu thấy vết loét vẫn còn chảy máu bạn hãy mua thêm bột kháng sinh rắc vào sau 1 ngày sẽ hết.

4. Nhím bị tiêu chảy:

– Do thức ăn hoặc chuồng nuôi, máng ăn, nước uống không được vệ sinh sạch sẽ với bệnh này nếu không chữa kịp nhím sẽ kiệt sức mà chết. Phân nhím sẽ rất lỏng và màu phân bất thường bé đi ngoài liên tục, hậu môn luôn ướt, phân sống… Nhím có biểu hiện mệt mỏi lừ đừ.

– Cách chữa:
Đối với nhím bị tiêu chảy nhẹ, thay chuồng liên tục, cho uống nước lọc ấm, vệ sinh máng ăn sạch sẽ và pha thêm men tiêu hóa cho trẻ em ngày uống 2 lần chỉ trong 3-5 ngày sẽ hết. Nhím bị tiêu chảy nhẹ không cần dùng đến thuốc đặc trị, với men tiêu hóa sẽ hỗ trợ đường ruột tiêu hóa, hấp thụ nhiều dĩnh dưỡng từ thức ăn hơn vì vậy cơ thể khỏe mạnh sẽ sản sinh kháng thể chống được bệnh.

Trường hợp nặng sau 3 -5 ngày bé đi ngoài nhiều hơn, bạn nên mua thuốc tiêu chảy đặc trị vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Thuốc dành cho động vật tại các cơ sở bệnh viện thú y (không có bán tại hiệu thuốc tây) hoặc gọi cho bác sĩ thú y để khám. Tuyệt đối không dùng thuốc trị tiêu chảy của người. Uống thuốc trong 2- 3 ngày mỗi ngày 2 lần sau khi ăn là hết.

Lưu ý: Nhím bệnh cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn với thức ăn giàu dinh dưỡng, chuồng nuôi được vệ sinh nhiều hơn.

 
 cách nuôi nhím cảnhHướng dẫn chăm sóc nhímhướng dẫn nuôi nhím cảnh
In bài viết
Shop Quà Tặng
Địa chỉ:120 Trường Chinh - Hà Nội
Hoặc Ngõ 41 Phố Đông Tác đi qua cầu.
Điện thoại: 098.7654.321
Email: Email@.com
Bản đồ
Design by Calisto